Tư vấn chứng nhận IATF 16949:2016 – Hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức sản xuất và cung cấp dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô, Automotive
Chứng nhận IATF 16949
IATF 16949 do Nhóm công tác đặc biệt về ô tô Thế giới (IATF – International Automotive Task Force) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ban hành với sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật TC 176 (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng) của tổ chức ISO. Tiêu chuẩn này giúp cho các hãng sản xuất ô tô tiếp cận chung một phương pháp quản lý chất lượng được thừa nhận ở mức độ toàn cầu.
Về cơ bản IATF 16949 được xây dựng trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9001, nhằm đưa ra các yêu cầu đối với HTQLCL của Doanh Nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ liên quan đến linh kiện ô tô trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất (lắp ráp) ô tô cũng như các yêu cầu chế định khác. Điều này bao gồm cả việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
IATF 16949 ban hành lần đầu vào năm 1999, sửa đổi vào năm 2002, 2009 và hiện tại phiên bản mới nhất là tiêu chuẩn IATF 16949. IATF16949:2016 có tên gọi đầy đủ là Các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất Ô tô và các linh kiện dịch vụ liện quan.
Chứng nhận IATF 16949:2016 là điều kiện tiên quyết để Doanh Nghiệp có thể cung ứng sản phẩm linh kiện, phụ tùng cho các hãng sản xuất ô tô và linh kiện ô tô trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức ISO, có ít nhất 57.950 chứng chỉ IATF 16949 đã được cấp ở 86 quốc gia và nền kinh tế. Những quốc gia đứng đầu trong số lượng chứng nhận IATF 16949 được cấp phép là Trung Quốc (22.801 chứng nhận), Ấn Độ (4.581), Mỹ (4.112), Đức (3.356), Nhật (1.411), Ý (1.240). Việt Nam sở hữu hơn139 chứng nhận, trong đó hầu hết là các Doanh Nghiệp FDI.
Đối tượng cần chứng nhận IATF 16949
Bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi cung cấp ô tô thỏa mãn tiêu chí sau đều có thể áp dụng và đăng ký chứng nhận IATF 16949:2016
-Về phạm vi áp dụng: IATF 16949:2016, cùng với các yêu cầu của ISO 9001:2015, xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đối với việc thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp ráp và cung cấp dịch vụ về các sản phẩm liên quan đến ô tô.
-Thuật ngữ “Ô tô” (Automotive) phải được hiểu bao gồm: ô tô, xe tải (nhẹ, trung, nặng), xe buýt, xe máy.
-Các địa điểm, cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng ô tô bao gồm:
+Các địa điểm ở đó diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị.
+Các cơ sở vệ tinh cung cấp các chi tiết gia tăng giá trị, các thành phần, sản phẩm, lắp ráp bán thành phẩm và dịch vụ tham gia vào chuỗi cung cấp cho nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturer – OEM).
+Các cơ sở vệ tinh trong chuỗi cung cấp ô tô, ở đó sản xuất ra các nguyên vật liệu sản xuất, các chi tiết; các sản phẩm lắp ráp, hoặc cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị để Xây dựng và áp dụng IATF 16949 tại doanh nghiệp
05 bước tư vấn chứng nhận IATF 16949
Tương tự quá trình triển khai các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, quá trình tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo IATF 16949 cũng đi theo chu trình PDCA, gồm các 5 bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị chứng nhận
– Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
– Thành lập Ban chỉ đạo triển khai IATF 16949;
– Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn, gồm Đại diện nhóm IATF về chất lượng; Đại diện khách hàng, và phân công trách nhiệm trong nhóm IATF thường trực (khi cần thiết);
– Đào tạo nhận thức chung về IATF 16949;
– Đánh giá thực trạng theo yêu cầu IATF 16949 ;
– Lập kế hoạch thực hiện (gồm kế hoạch tổng thể triển khai IATF 16949 và kế hoạch chi tiết triển khai giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản);
– Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai xây dựng, thực hiện hệ thống.
Bước 2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
– Đào tạo về phương pháp xây dựng hệ thống văn bản;
– Xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng, bao gồm: Chính sách chất lượng; Mục tiêu chất lượng; Sơ đồ quá trình; Kế hoạch kiểm soát; Sổ tay chất lượng; Các quy trình (các quy trình bắt buộc thiết lập theo yêu cầu của tiêu chuẩn và các quy trình khác cần thiết cho tổ chức); Các hướng dẫn công việc; Các biểu mẫu.
– Xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên về các kỹ năng cần thiết; lập kế hoạch và thực hiện đào tạo để đáp ứng nhu cầu này, trong đó tối thiểu về: Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng theo IATF 16949 đã thiết lập; Kỹ năng thực hành 05 công cụ thiết yếu 5 Core tools (APQP, PPAP, FMEA,SPC, MSA) khi thực hiện IATF 16949; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm…
Bước 3. Triển khai áp dụng
– Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các tài liệu của hệ thống;
– Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;
– Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.
Bước 4. Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo
– Đào tạo đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo IATF 16949:2009;
– Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;
– Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;
– Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.
Bước 5. Đăng ký chứng nhận và đánh giá chứng nhận
– Lựa chọn tổ chức chứng nhận (là tổ chức đã được IATF công nhận chính thức, BV,SGS, DQS, URS…);
– Đánh giá cấp chứng chỉ (đánh giá chứng nhận). Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận.
– Nhận chứng chỉ IATF 16949 (có hiệu lực trong 3 năm);
– Duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ hàng năm của tổ chức chứng nhận.
IATF bao gồm những doanh nghiệp sản xuất ô tô sau: BMW Group, Chrysler Group, Daimler AG, Fiat Group Automobile, Ford Motor Company, General Motors Company), PSA Peugeot Citroen, Renault SA, Volkswagen AG; cùng các doanh nghiệp thương mại trong ngành ô tô: AIAG (Mỹ), ANFIA (Ý), FIEV (Pháp), SMMT (Anh) và VDA (Đức).
Liên hệ với chúng tôi để bắt đầu quá trình chứng nhận của bạn:
Hotline: 0903376569
Email: dqscenter@gmail.com
Công ty TNHH DQS CENTER
Địa chỉ: Số 617, Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP HCM
Website: tuvanisovietnam.com